Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Bệnh thường gặp - Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất và sử dụng hợp lý insulin, một hormon thiết yếu chuyển hoá đường, tinh bột thành năng lượng. Tình trạng bất thường như: tăng đường huyết kéo dài hay hạ đường đường huyết kéo dài có thể gây rối loạn ý thức. Y học gọi là hôn mê đái tháo đường. Đây là một cấp cứu nội khoa, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tử vong. Tế bào não không có dự trữ năng lượng, do vậy, chỉ sau 3-5 phút không được cung cấp glucose đầy đủ, chúng sẽ rối loạn hoạt động. Do vậy, các tình huống hạ đường huyết sẽ biểu hiện bằng các dấu hiệu thần kinh là chủ yếu.

Khởi phát tình trạng tiểu đường có dấu hiệu như thế nào?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm thấy rất đói ngay cả khi đang ăn
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét
  • Giảm cân ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gây ra những biến chứng gì?

Những người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới. Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận. Vì thế, duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường.

tiểu đường

  • Biến chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) lên tim mạch: Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Biến chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) lên thận: Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Biến chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) lên hệ thần kinh: Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường. Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn cách cắt cụt liên quan đến đái tháo đường. Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.
  • Biến chứng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) lên mắt: Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

Xử trí khi bị tiểu đường (đái tháo đường) như thế nào?

  • Nếu bạn biết người đó mắc bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra xem trước đó họ đã sử dụng thuốc hay chưa (thuốc hạ đường huyết uống hoặc tiêm). Gọi cấp cứu 115 để được giúp đỡ;
  • Trường hợp nghi ngờ đường huyết thấp, hãy cho họ uống một chút nước đường hoặc nước trái cây ép;
  • Nếu tình trạng ý thức bị rối loạn nghiêm trọng, người bệnh hôn mê hay không kiểm soát được cơ thể bạn hãy giúp họ nằm ở tư thế an toàn, không cho ăn hay uống bất cứ thứ gì và gọi 115 hỗ trợ y tế.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cần chú ý những gì?

  • Nếu gia đình có người bị tiểu đường, hãy mua một chiếc máy thử đường mao mạch để kiểm tra đường huyết khi có bất thường;
  • Khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ tiểu đường để cùng tìm hiểu và kiểm soát lâu dài;
  • Các loại thuốc thảo dược chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn được thuốc tân dược hiện nay;
  • Nếu lần đầu bạn dùng thuốc điều trị tiểu đường, cần chú ý nguy cơ hạ đường huyết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hay không thoải mái khi dùng thuốc hay báo cho bác sỹ điều trị.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

đau bụng kinh

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

mỏi cổ

Triệu chứng mỏi cổ và cách khắc phục

Sơ cấp cứu

Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

Ad Blocker Detected

website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

Refresh