Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam là một tình trạng phổ biến nhưng lại là nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương. Chúng cũng có thể khá đáng sợ, đặc biệt nếu con bạn thức dậy với máu trên gối hoặc chảy máu mũi mà bạn không thể cầm máu. Một trong những vấn đề nan giải là nhiều bậc cha mẹ vẫn điều trị chảy máu cam không đúng cách. Sử dụng những biện pháp từ kinh nghiệm xa xưa, lạc hậu.

Cách xử lý khi chảy máu cam

Biện pháp xử lý chuẩn nên thực hiện như sau:

  • Để con bạn ở tư thế ngồi nghiêng người, đầu hơi cúi về phía trước về phía trước (nếu con ngả người ra sau, con có thể nuốt phải máu và ho hoặc sặc). Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Bóp đầu hoặc phần mềm của mũi con bạn, ngay dưới phần xương, để lỗ mũi của trẻ được đóng lại. Bạn có thể thực hiện thao tác này với ngón tay, khăn giấy hoặc khăn mặt, điều này sẽ giúp máu đọng lại trong mũi và giúp máu đông nhanh hơn. Nó cũng sẽ ngăn không cho máu ‘phun ra’.
  • Tiếp tục bóp mũi trong năm hoặc mười phút và không nên hé mở để kiểm tra xem nó có còn chảy máu hay không.
  • Sau năm hoặc mười phút, thả lỏng tay khỏi mũi của trẻ. Nếu vẫn còn chảy máu, hãy bóp thêm năm hoặc mười phút nữa.
  • Gọi cho bác sĩ tư vấn hoặc đến các cơ sở y tế ngay nếu vẫn tiếp tục chảy máu sau nhiều chu kỳ như vậy.
  • Để phòng tránh chảy máu lại không ngoáy mũi và cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Trong khoảng thời gian này, cần giữ phần đầu cao hơn ngực. Có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi vaseline vào phần trước của vách mũi. Nếu chảy máu lại xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline (Afrin), xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.

chảy máu cam

Lưu ý thêm khi bị chảy máu cam

  • Mặc dù chườm đá trên sống mũi có thể không phát huy tác dụng nhanh. Nhưng bạn có thể kết hợp chườm đá và làm theo các bước trên. Điều đó có thể giúp tình trạng chảy máu cam chấm dứt sớm hơn.
  • Một điều quan trọng nữa là sau khi bị chảy máu cam, bạn nên khuyến khích trẻ không xì mũi. Bằng cách để cục máu đông bên trong mũi của trẻ sẽ giúp các mạch máu bên trong mũi có thời gian để chữa lành. Tuy nhiên, nếu mũi của trẻ vẫn tiếp tục chảy máu, một số chuyên gia sẽ khuyên bạn nên thổi sạch cục máu đông. Sau đó xịt một loại thuốc xịt thông mũi tại chỗ như Afrin vào mũi để giúp cầm máu.
  • Nên nhớ rằng trẻ có thể bị chảy máu cam trở lại trong những thời gian sau đó. Ngay cả sau khi bị chấn thương nhẹ hoặc sau khi không làm gì cả. Cũng giống như bất kỳ loại chấn thương nào khác, chẳng hạn như vết xước hoặc vết cắt trên cánh tay, các mạch máu trong mũi của con bạn cần có thời gian để chữa lành. Ngay sau khi chảy máu cam, chúng có thể nhanh chóng chảy máu trở lại sau khi hắt hơi, khi con bạn dụi mũi, hoặc đơn giản chỉ là trở mình. Khuyến khích con bạn để yên mũi để nó tự lành.

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam?

Sau khi biết cách điều trị chảy máu cam, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm dị ứng không kiểm soát được, màng nhầy khô, bị kích thích trong mũi, nhiễm trùng xoang, chấn thương và ngoáy mũi thường xuyên. Hiếm gặp hơn, rối loạn chảy máu hoặc huyết áp cao có thể gây chảy máu cam thường xuyên.

Nếu không khí khô là thủ phạm, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý làm ẩm mũi hoặc gel hoặc vaseline thường xuyên để giữ cho đường mũi của con bạn không bị khô và kích ứng.

Nếu bạn đang điều trị dị ứng, hãy nhớ rằng chảy máu mũi có thể là một tác dụng phụ của việc sử dụng steroid đường mũi.

Việc trẻ em thậm chí người lớn cũng rất hay làm là ngoáy mũi. Do đó cắt ngắn móng tay sẽ rất hữu ích nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam.

Đôi khi, một mạch máu trong mũi cần phải được phẫu thuật bằng cách sử dụng keo nitrat bạc. Vì vậy nếu con bạn tiếp tục gặp vấn đề, ngoài việc đến cơ sở y tế, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng Nhi khoa để được đánh giá thêm.

Trẻ em bị chảy máu cam rất phổ biến nhưng may mắn là chúng thường không có nguyên nhân nghiêm trọng. Hướng dẫn con bạn cách cầm máu bằng cách véo đầu mũi và kiểm soát bất kỳ yếu tố nào có thể gây chảy máu, như dị ứng hoặc ngoáy mũi.

Khi nào cần điều trị chảy máu cam?

Chảy máu mũi thường xuyên trong một số trường hợp cần điều trị bằng phương pháp đốt mạch máu mũi, có thể đốt điện, bạc nitrat hoặc laze. Bác sĩ có thể nhét meche hoặc đặt bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng để ngăn máu chảy.

Người bị chảy máu mũi thường xuyên nhưng đang phải uống thuốc chống đông máu, như aspirin hay warfarin (Coumadin, Jantoven), có thể sẽ được khuyên điều chỉnh liều dùng. Thở oxy qua ống thông mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam. Hãy tăng độ ẩm không khí trong phòng để làm giảm tình trạng chảy máu cam.

Trên đây là những cách sơ cứu kịp thời khi chảy máu cam, trong trường hợp máu cam chảy thường xuyên và chảy nhiều khiến việc cầm máu trở nên khó khăn, lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm loại trừ nguyên nhân chảy máu cam đến từ các yếu tố bệnh lý.

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

sốc

Sơ cứu khi bị sốc (shock)

ngộ độc khí CO

Sơ cứu ngộ độc khí CO, ngạt khí

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh