Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Cách xử lý khi bị rò rỉ khí ga dùng trong gia đình

Cách xử lý khi bị rò rỉ khí ga dùng trong gia đình

Rò rỉ khí ga là hiện tượng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm tra và xử lý. Vì thế, nếu thường xuyên xem tin tức ta có thể thấy có những vụ nổ khí ga gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Mà khi ngẫm lại chúng ta cảm thấy rất đau lòng. Nguyên nhân là do bản thân không được trang bị kiến thức cần thiết để xử lý rò rỉ khí ga. Chỉ cần chú ý một chút thì rất nhiều trường hợp có thể được hóa giải. Mà không phải trả giá bằng sinh mạng hoặc tài sản. Vì vậy hãy đọc kỹ bài viết này, nó sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn.

Những kiến thức cần biết

Gas là tên gọi xuất phát từ tiếng Pháp dùng để chỉ một loại khí thiên nhiên. Đây là khí dầu mỏ hóa lỏng tồn tại được ở 4 dạng rắn, lỏng, khí và plasma. Thành phần trong khí gas bao gồm các nguyên tử neon, oxy và cacbon dioxide tạo thành hai loại khí propan và butan. Trong bình gas, hai khí này được nén ở dạng lỏng. Khi thoát ra ngoài thì trở lại dạng khí theo tỷ lệ 1kg lỏng = 250l khí. Đây là loại khí an toàn với môi trường. Khí gas không màu, không mùi, dễ cháy, có thể gây ngạt thở và dễ cháy. Gas nặng hơn không khí 1,5 lần nên chỉ bay là là dưới mặt đất. Đây cũng chính là mấu chốt của các hỏa hoạn hay tai nạn khí gas từ việc rò rỉ khí gas. Chỉ cần một tia lửa điện nhỏ, tàn thuốc còn đỏ đã có thể gây ra cháy nổ.

rò rỉ khí ga

Bình ga chúng ta thường dùng là loại 12kg (ga), trọng lượng vỏ cũng khoảng 12~15kg tùy loại. Trong điều kiện thông thường, bình ga rất khó nổ. Bình ga chỉ nổ khi bị nung nóng dưới nhiệt độ cao.

Khi bị rò rỉ khí ga, nếu nồng độ thấp thì không có gì xảy ra. Nhưng khi nồng độ đạt mức nhất định, nó sẽ phát nổ nếu có bất kỳ tia lửa hoặc tia lửa điện nào phát ra trong phạm vi khi bình ga bị rò rỉ khí ga. Đó gọi là nổ khí ga.

Một vụ nổ khí gas do bị rò rỉ khí ga có sức công phá rất lớn. Vì để có thể nổ, lượng ra đã bị rò ra không khí khá nhiều. Nổ khí ga trong nhà bếp nhưng có thể đánh sập căn nhà 3 tầng là bình thường.

Phân tích như trên để các bạn hiểu hiếm có vụ nổ nào là nổ bình ga cả, chỉ có nổ khí ga (sau đó nếu bình ga nổ là do đám cháy đã nung nóng). Do vậy khi bị rò rỉ ga, đừng lo là bình ga sẽ nổ, cứ bình tĩnh đóng van lại trước.

Bạn cần hiểu rằng cháy còn có thể cứu chữa nhưng với rò khí ga thì không được sai lầm. Khi lượng ga rò rỉ đủ lớn, chỉ cần một sơ suất nhỏ làm phát sinh tia lửa. Nó sẽ phát nổ mà không có cơ hội sửa sai nữa. Cho nên bạn cần phải đọc kỹ các qui tắc bên dưới để xử lý rò rỉ khí ga khi cần.

Nguyên nhân khiến rò rỉ khí ga

  • Do người sử dụng sau khi nấu ăn xong đã không tắt hết công tắc đóng mở gas về đúng vị trí tắt hết gas, khiến cho gas rò rỉ ra ngoài.
  • Do dây dẫn bị nứt do chuột cắn hoặc các kẹp nối dây dẫn gas ở đầu bếp và van an toàn bị lỏng khiến gas rò rỉ ra ngoài.
  • Do van gas dùng lâu ngày hoặc các tác nhân bên ngoài tác động làm van gas rò rỉ.
  • Do dùng bếp cũ lâu ngày, đồng thời quá trình sau khi ngừng sử dụng không khoá van gas, dẫn đến gas rò rỉ ra ngoài qua bếp.

Làm gì khi phát hiện rò rỉ khí ga trong nhà?

Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết ga rò rỉ là nghe mùi ga. Khi xuống bếp và nghe mùi ga, bạn phải làm theo các bước sau:

  • Tuyệt đối không được động đến thiết bị nào có khả năng phát ra tia lửa như: bật/tắt đèn, bật/tắt quạt, bật bếp hay diêm, bật lửa…Điều đó có nghĩa là nếu quạt đang chạy bạn ko được tắt nó, nếu trời đang tối cũng ko được bật đèn lên.
  • Đóng van bình ga ngay lập tức. Đồng thời sơ tán mọi người ra khỏi nhà nếu có.
  • Mở các cửa bếp, nhớ mở nhè nhẹ đề phòng cọ quẹt lại phát sinh tia lửa.
  • Dùng quạt tay hoặc các mảnh bìa quạt lùa khí ga ra ngoài để làm giảm nồng độ khí ga trong phòng. Quạt cho đến khi nào cảm thấy còn rất ít hoặc hết ga thì thôi.
  • Kiểm tra sơ bộ hệ thống bếp hoặc gọi thợ tới để xem bị rò rỉ ở chỗ nào để khắc phục. Nếu bị rò rỉ ở bình ga cần đem ngay bình ga ra khỏi nhà, dùng băng keo để dán tạm. Sau đó giao cho dịch vụ cung cấp ga xử lý.

Các lưu ý khi sử dụng ga trong gia đình

  • Chọn đại lý uy tín để đổi bình ga.
  • Kiểm tra sơ bộ bình ga trước khi đổi: bình ga phải còn nguyên vẹn, không móp méo, không rỉ sét nhiều. Lớp sơn bên ngoài phải bóng và đều, ít bong tróc,…
  • Thường xuyên kiểm tra đường ống có hở không bằng cách bôi nước xà phòng lên, nếu có nổi bong bóng là bị xì ga.
  • Khi dùng bếp xong nên khóa van bình ga lại.
  • Nên thay ống dẫn ga sau 3 năm sử dụng.
  • Hiện nay có nhiều loại thiết bị cảnh báo rò rỉ khí ga. Các bạn nên mua về để lắp vào vị trí gần bình ga, ở dưới thấp không cao hơn bình ga (vì ga nặng hơn không khí nên nó sẽ tụ bên dưới trước). Thông thường nồng độ ga trong không khí khoảng trên 30% sẽ gây nổ nếu có tia lửa. Các thiết bị cảnh báo hiện nay có thể phát hiện ga ở mức 15%.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

Dĩn đốt

Bị Dĩn đốt và cách xử lý

giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh