Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Tư vấn sức khoẻ - Cần phải tiêm phòng bệnh dại khi nào?

Cần phải tiêm phòng bệnh dại khi nào?

Tiêm phòng bệnh dại là ngăn ngừa bệnh dại là do virus dại Rhabdovirus gây nên. Ổ chứa virus dại là động vật có vú. Theo thống kê dịch tễ học, hàng năm ở các nước vùng Đông Nam Á, số tỷ lệ chết do bệnh dại chiếm đến 80% toàn thế giới. Ở Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại chủ yếu ở chó (96 – 97%), sau đó là mèo (3 – 4%). Các động vật khác như thỏ, chuột, sóc… chưa phát hiện.

Từ lúc nhiễm virus dại cho đến khi có triệu chứng, chó và mèo mất 10 ngày, một số động vật hoang dã có thời gian từ 8 – 18 ngày. Virus dại được truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh, đi vào vết thương trên da qua vết cắn, vết trầy xước hay vết liếm qua niêm mạc. Có 2 cách virus dại gây bệnh cho cơ thể con người:

  • Trực tiếp đi vào hệ thần kinh ngoại biên, lên não gây triệu chứng dại;
  • Nhân lên trong mô liên kết tại vết cắn, tránh khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch người bị cắn. Sau đó, đi vào hệ thống thần kinh gây triệu chứng dại.

tiêm phòng bệnh dại

Thời gian ủ bệnh thường 2 – 12 tuần, có thể 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc hơn. Thời gian ủ bệnh phụ thuốc vào mưc độ của vểt cắn. Vị trí vết cắn càng gần vùng đầu, mặt, cổ thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Có 2 chủng virus dại:

  • Virus dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh
  • Virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ)

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người nếu:

  • Bạn đi đến hoặc sinh sống ở những đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.
  • Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống, hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.
  • Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, huấn luyện động vật hoang dã.

Triệu chứng của bệnh dại như thế nào?

Triệu chứng của bệnh dại ban đầu không rõ ràng và rất dễ nhầm với cúm, chỉ xuất hiện thoáng qua, như: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng và khó chịu tại vết cắn. Triệu chứng toàn phát biểu hiện viêm não hoặc liệt cơ, sợ gió, sợ nước. Triệu chứng kéo dài 2 – 6 ngày sau đó tử vong. Các trường hợp dại toàn phát 100% tử vong. Bệnh dại khi phát sẽ có 2 thể chính bao gồm thể viêm não và thể liệt:

  • Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng
  • Thể liệt: Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Trong một số trường hợp, người bị chó cắn vì quá lo sợ nên đã ám ảnh mình bị dại và sinh ra nhiều biểu hiện, hành động và âm thanh khác thường. Đó là những trường hợp được cho là giả dại. Trên thực tế, người bị dại sẽ hoàn toàn tỉnh táo cho đến lúc chết chứ không hề điên dại. Để dự phòng dại, có 2 chế phẩm: vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Dự phòng bệnh dại như thế nào?

  • Dự phòng chủ động: Tiêm vaccine phòng dại đối với những người thường xuyên tiếp xúc với động vật, có nguy cơ nhiễm virus dại, như: nhân viên kiểm lâm, chăn nuôi, bác sỹ thú y, người làm việc tại lò mổ, nhồi bông thú… hoặc người hay đi du lịch đến các vùng có bệnh dại, như: Nam Mỹ, châu Phi, Mexico, Đông Nam Á;
  • Người bị thú vật cắn: theo dõi con vật trong 15 ngày (kể cả con vật đã được tiêm phòng). Nếu da không trầy xước, sây sát: không cần điều trị. Trong trường hợp vết cắn xây xước nhẹ, xa vùng đầu, mặt, cổ nếu trong vòng 15 ngày nếu con vật vẫn sinh hoạt bình thường và không bỏ ăn; bạn chỉ cần tiếp tục theo dõi con vật. Trong trường hợp vết cắn vùng đầu, mặt, cổ; vết cắn sâu, nhiều vị trí, vết cắn đầu chi và bộ phận sinh dục: Bạn cần đến các trung tâm tiêm phòng để được tư vấn trong 24h đầu kể từ lúc bị cắn.
  • Khi nghi ngờ vật cắn bị bệnh dại: Hãy mang đầu của con vật đến Viện dịch tễ để làm xét nghiệm chẩn đoán dại. Chú ý đeo găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của bệnh phẩm.

Cần làm gì để phòng bệnh dại

  • Các biện pháp và phương thuốc dân dan truyền miệng đều không có tác dụng ngăn chặn bệnh dại;
  • Khi bệnh dại khởi phát, tất cả các phương pháp điều trị đến nay đều không có hiệu quả. Tỷ lệ tử vong gần như chắc chắn.
  • Bệnh dại là bệnh dễ phòng nhưng khó chữa. Khi bị phơi nhiễm với nguy cơ bệnh dại, đừng ngần ngại, bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng (nếu cần thiết);
  • Theo các nghiên cứu, trẻ nhỏ thường thích tiếp xúc với động vật. Chúng thường có xu hướng dấu bố mẹ các vết cắn do sợ bị mắng. Do đó, việc sơ cứu và dự phòng thường chậm trễ. Bạn hãy dạy trẻ cách phòng tránh bị động vật cắn và cách tiếp xúc với động vật lạ;
  • Nếu bạn có vật nuôi, hãy cho chúng tiêm phòng dại: nên tiêm sớm cho chó ở 6 – 8 tuần tuổi, mèo ở 8 tuần tuổi. Nếu không thuộc thời gian này hoặc không rõ vật nuôi của mình đã được tiêm phòng hay chưa, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ thú ý;
  • Bạn đừng nghĩ rằng giữa thành phố lớn hoặc thú nuôi nhốt sẽ không bị lây bệnh dại. Theo thông báo dịch tễ học, hiện tại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí MInh vẫn xuất hiện các ca bệnh dại do chó, mèo nuôi cắn,

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo trong y học và vai trò của bác sỹ

thực phẩm tăng sức đề kháng

11 nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh