Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Tư vấn sức khoẻ - Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng nước ối là tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh bảo vệ thai nhi, là nguyên nhân chính gây vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ và sinh non. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh.

Nước ối có vai trò gì?

Nước ối là một chất dịch loãng có màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, là một trong những yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ suốt thai kỳ. Nước ối sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, nó cho phép em bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn cơ thể người.

Nước ối là một môi trường rất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nước ối có chức năng nuôi dưỡng phôi thai bằng sự tái hấp thu nước ối, được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa của em bé. Thai nhi bắt đầu uống nước ối từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Nước ối còn được tái hấp thu qua dây rốn, màng ối và qua da của em bé. Từ tuần thứ 24 thai kỳ trở đi, mỗi ngày thai nhi hấp thu từ 300ml-500ml nước ối. Lượng nước ối này sẽ vào máu và góp phần làm cân bằng dịch trong cơ thể của thai nhi, một phần sẽ được lọc để tạo thành nước tiểu cho em bé, một phần sẽ được đưa vào ruột để tạo phân su.

nhiễm trùng nước ối

Ngoài ra, nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai nhi tránh những va chạm, hay sang chấn và đặc biệt là đảm bảo môi trường vô trùng cho em bé trong bọc ối. Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai nhi phát triển bình chỉnh và hài hòa về ngôi thai trong ống sinh dục của người mẹ trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp hình thành đầu ối nong cổ tử cung của người mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn.

Sau khi vỡ ối, tính nhờn của nước ối có vai trò bôi trơn đường sinh dục của người mẹ giúp cho thai nhi dễ dàng được sinh ra hơn.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng ối

Thai nhi phát triển từ trứng được thụ tinh thành công, nước ối cũng được hình thành từ rất sớm, bao bọc xung quanh thai nhi. Lớp chất lỏng trong suốt này có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp dinh dưỡng và tạo môi trường an toàn, phát triển cho thai. Theo sự phát triển về kích thước và tuổi thai, lượng dịch ối bao xung quanh cũng tăng dần cho đến khi sinh. Nước ối bình thường là hoàn toàn vô trùng, trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Nhưng khi bị nhiễm trùng, nước ối sẽ chuyển sang màu xanh đục, có mủ, có mùi hôi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nước ối, tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn E.Coli, đặc biệt là khuẩn nhóm B.

  • Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu từ trước khi mang thai, chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín không tốt gây viêm nhiễm. Vi khuẩn E.Coli có thể tồn tại lâu dài trong môi trường vùng kín của phụ nữ, khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch kém mà vi khuẩn này thường phát triển mạnh mẽ hơn. Theo thời gian, vi khuẩn có thể bám sâu vào bên trong, nhân lên số lượng nhiều hơn. Nếu không được điều trị đúng cách, các tác nhân này sẽ xâm nhập sâu, tấn công gây viêm màng ối. Dịch ối bên trong cũng có thể bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng nước ối tác động xấu đến cả sức khỏe của thai lẫn cơ thể người mẹ.
  • Tình trạng người mẹ bị vỡ ối sớm trên 12 tiếng đồng hồ trước sinh. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào dịch ối gây viêm màng ối. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị vỡ ối sớm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Lúc này thai nhi sẽ không được bảo vệ nữa. Trong một số trường hợp, người mẹ sinh khó, dẫn tới nước ối có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh sẽ hít phải dịch ối bị nhiễm khuẩn có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp.
  • Còn trường hợp bà mẹ bị bệnh có liên quan tới virus xoắn khuẩn, khuẩn listeria, hay nhiễm nấm candida khi mang thai, thì những vi khuẩn này có thể ảnh hưởng qua nhau thai hoặc đường máu của mẹ truyền sang cho thai nhi trong thai kỳ. Chúng cũng có thể lây nhiễm cho em bé, khi em bé được sinh qua đường âm đạo.

Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

  • Nhiễm trùng ối là một trong những biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm, không chỉ nguy hiểm với sức khỏe thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người mẹ. Tỉ lệ sinh non và sảy thai ở những thai bị nhiễm trùng nước ối cao hơn nhiều so với bình thường.
  • Trẻ sơ sinh sinh ra cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn, những trẻ sống sốt vẫn có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp,… Ảnh hưởng sức khỏe từ khi trong bụng mẹ này sẽ kéo dài, làm hạn chế sự phát triển cả về sức khỏe lẫn trí tuệ của trẻ sau này.
  • Nếu bạn đang thắc mắc nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không thì đây là biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Vì thế, cần phát hiện sớm nhiễm trùng nước ối và xem xét sinh sớm, chăm sóc trẻ sau sinh đặc biệt để ngăn ngừa biến chứng. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng, trẻ sau sinh sẽ được điều trị và chăm sóc phù hợp, đa phần đều cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.

Dấu hiệu nhận biết sớm nhiễm trùng ối

Để biết được là liệu mình có bị nhiễm trùng màng ối không, người mẹ nên thường xuyên quan sát vùng kín của mình. Khi thấy xuất hiện vết nước lạ chảy ra từ âm đạo thì hãy kiểm tra xem nó có màu gì, mùi gì.

  • Nếu nước có màu xanh đục kèm theo mùi hôi hoặc lẫn với mủ thì khả năng cao là mẹ đã bị nhiễm trùng màng ối chứ không phải là những hiện tượng thông thường, mẹ bầu không nên quá chủ quan.
  • Trong trường hợp mẹ bầu không chắc chắn được đó là nước ối hay nước tiểu, thì có thể sử dụng quỳ tím để kiểm tra. Bằng cách nhúng quỳ tím vào vết nước, đợi khô một chút rồi đem so màu giấy quỳ với bảng mức độ đổi màu. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh sẫm chứng tỏ đó là nước ối. Còn nếu là nước tiểu thì sẽ không làm giấy quỳ chuyển màu.
  • Ngoài ra khi bị nhiễm trùng ối, người mẹ còn có những triệu chứng dễ nhận thấy như: Sốt cao kèm theo là tử cung đau và mềm; nhịp tim của mẹ và thai nhi đập nhiều hơn thường ngày; khi quan sát âm đạo thấy hiện tượng dịch ối bị rỉ và có mùi hôi rất khó chịu kèm theo mủ, dịch tiết âm đạo cũng có mùi rất khó chịu…

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối

Ngoài sử dụng kháng sinh, trẻ sinh ra khi có nhiễm trùng nước ối sẽ cần chăm sóc, theo dõi sức khỏe đặc biệt như:

  • Thở oxy: Thở oxy khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có dấu hiệu suy hô hấp như thở không đều, thở gấp, nổi vân xanh, cơ thể tím tái,…
  • Hạ sốt: Trẻ sơ sinh có dấu hiệu sốt sẽ cần hạ nhiệt bằng miếng dán hạ sốt, đồng thời theo dõi tích cực đường huyết của trẻ. Nếu đường huyết thấp bất thường, phải có can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ: Trẻ sơ sinh nói chung, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nhiễm trùng nước ối cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là khu vực rốn để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, do hệ miễn dịch yếu nên các trẻ này nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đồng thời thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng nước ối không quá khó khăn song nhiều mẹ bầu bỏ qua do nhầm lẫn sang vấn đề sức khỏe khác. Không nên chủ quan nếu có các triệu chứng như: sốt, tăng nhịp tim của trẻ, đau tử cung, dịch ối bất thường có mùi hôi, chuyển màu xanh,… Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp sớm nếu mẹ bị nhiễm trùng nước ối, phòng ngừa biến chứng cho sức khỏe của trẻ.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng nước ối

Nhiễm trùng nước ối hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu chăm sóc sức khỏe tốt trong thai kỳ, dưới đây là những việc mẹ bầu cần thực hiện để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ và bản thân.

  • Khám thai định kỳ: Đừng bỏ qua những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ đã được bác sĩ khuyến cáo, đây là việc quan trọng để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai cũng như phát hiện sớm các bất thường để can thiệp, trong đó có nhiễm trùng nước ối.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Trước khi mang thai và trước khi sinh, mẹ bầu cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Đây cũng là cách bảo vệ hiệu quả khi miễn dịch cơ thể mẹ trong thời gian mang thai bị suy yếu đáng kể.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Nhiễm trùng vùng kín kéo dài, không được điều trị tốt là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nước ối. Nhất là ở mẹ bầu, sức đề kháng nói chung không tốt nên nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn. Vì thế, hãy chủ yếu vệ sinh vùng kín hàng ngày, sạch sẽ, đúng cách với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Lưu ý tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo tránh làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo cũng như ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh phụ khoa, tiết niệu: Viêm nhiễm phụ khoa và tiết niệu sẽ dẫn đến nhiễm trùng nước ối nếu không được điều trị tốt. Do đó, ngay khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám và điều trị triệt để với phương pháp phù hợp trong giai đoạn thai kỳ.

Có thể thấy, nhiễm trùng nước ối rất nguy hiểm cho sức khỏe của thai, thậm chí gây sảy thai, chết sau khi sinh. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú ý, phát hiện sớm nhiễm trùng ối để có hướng điều trị kịp thời. Việc xét nghiệm để chẩn đoán hiện tượng nhiễm trùng nước ối ở người mẹ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là đối với những bà mẹ sắp đến thời kỳ sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ có hiện tượng chuyển dạ sớm thì có thể tiến hành chọc ối để xét nghiệm. Nếu dịch ối có nồng độ glucose thấp, còn nồng độ bạch cầu và nồng độ vi khuẩn tăng cao thì khẳng định là người mẹ đã bị nhiễm trùng nước ối khi mang thai.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé và không để tình trạng nhiễm trùng nước ối xảy ra, các bà mẹ nên cố gắng giữ gìn cho vùng kín luôn sạch sẽ trong thai kỳ, bằng cách vệ sinh thường xuyên. Nếu thấy các biểu hiện như ngứa ngáy, ra khí hư có mùi lạ, hay có màu trắng đục… thì đến ngay bệnh viện để khám và điều trị trước khi viêm nhiễm lây lan từ âm đạo sang tử cung, rồi cuối cùng là túi ối. Ngoài ra, các bà mẹ cần phải đi khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra biện pháp để điều trị kịp thời sớm nhất.

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

thực phẩm tăng sức đề kháng

11 nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng

covid-19

3 loại nước bổ dưỡng cho người nhiễm Covid-19

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh