Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Nhiễm trùng và cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng và cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng vết thương không được xử lý đúng cách, kịp thời dẫn đến các vi khuẩn tấn công quá nhiều mà hệ miễn dịch không thể chống lại. Hậu quả có thể là: hoại tử mô, nhiễm trùng máu và các cơ quan khác,…Do đó, cần nhận biết sớm các dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng để từ đó có các bước xử lý đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này https://socapcuu.com sẽ chia sẻ với các bạn một số cách chăm sóc vết thương khi bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng là gì?

Nhiễm trùng là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vi khuẩn có rất nhiều cách để xâm nhập vào cơ thể như qua đường hô hấp, ăn uống, hoạt động tình dục, thậm chí các can thiệp y khoa như chích thuốc, phẫu thuật nếu có sơ sót trong việc xử lý tiệt trùng các dụng cụ cũng dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, con đường gây nhiễm trùng thông thường nhất là qua các vết thương ngoài da.

Thực ra, các loại vi khuẩn gây bệnh hiện diện quanh ta trong bất cứ môi trường thông thường nào. Nhưng trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh, cơ thể chúng ta có một đội quân hùng hậu chông lại sự xâm nhập của bất kỳ loại vi khuẩn gây hại nào, đó là hệ thông miễn nhiễm của cơ thể. Cơ thể thường nhiễm trùng trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào mạnh hơn khả năng phòng chông của cơ thể.

nhiễm trùng

Để đảm bảo chông lại nhiễm trùng, chúng ta cần có những can thiệp thích hợp giúp cơ thể thực hiện tốt khả năng đề kháng. Càng lớn tuổi, hệ thông miễn nhiễm của cơ thể càng yếu dần đi, nên người già thường dễ nhiễm trùng hơn người còn trẻ. Nếu bạn là phụ nữ sử dụng mỹ phẩm, nên biết rằng đây cũng là một nguồn gây nhiễm trùng cho da bạn, và đặc biệt nguy hiểm khi chúng gây nhiễm trùng vào mắt. Các loại mỹ phẩm có thể đã nhiễm khuẩn trong quy trình chế tạo, vì một số nhà sản xuất không đảm bảo các điều kiện tiệt trùng. Tuy nhiên, ngay cả với các hiệu mỹ phẩm danh tiêng có quy trình sản xuất hoàn toàn đáng tin cậy, bạn vẫn có khả năng nhiễm trùng từ mỹ phẩm, vì việc nhiễm trùng có thể xảy ra trong thời gian bạn sử dụng chúng.

Các dấu hiệu của viết thương bị nhiễm trùng

Bình thường, da là hàng rào bảo vệ của cơ thể khỏi những tác nhân từ bên ngoài. Khi gặp vết thương hở, hàng rào đó bị tổn thương làm mất đi khả năng bảo vệ vốn có. Số lượng vi khuẩn tấn công quá nhiều mà hệ miễn dịch không thể chống lại sẽ dễ xuất hiện nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là 5 dấu hiệu khi vết thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

  • Sốt: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Thông thường, khi gặp vết thương nặng, bạn có thể sốt nhẹ dưới 38oC. Trong trường hợp sốt trên 38oC và kéo dài là gợi ý có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Bạn cần chú ý dấu hiệu này để có cách xử lý hiệu quả nhất.
  • Vết thương sưng, đau, nóng đỏ: Vết thương có dấu hiệu bị sưng tấy, nóng đỏ. Bạn phải hết sức lưu ý vì đây là dấu hiệu chứng tỏ phản ứng viêm đang xảy ra mạnh mẽ. Cơ thể đang phải chống lại một lượng lớn vi khuẩn tấn công vào ổ tổn thương.
  • Vết thương chảy dịch và có mùi: Bình thường, các vết thương hở sẽ tiết dịch trong hoặc màu hơi vàng. Khi bị nhiễm trùng, dịch tiết sẽ có màu sắc thay đổi: vàng đậm, xanh lá cây. Bên cạnh đó, nó sẽ kèm theo mùi hôi khó chịu. Cần theo dõi vết thương để kịp thời nhận ra sự thay đổi này.
  • Cảm giác đau nhiều: Cảm giác đau đớn không hề giảm đi là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng không thể bỏ qua. Bình thường, đau chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ 2 bị thương và sau đó giảm dần. Nếu không đỡ đau và thậm chí đau nhiều hơn trước, bạn cũng nên lưu ý vì vết thương có thể bị nhiễm trùng.
  • Cơ thể mệt mỏi: Khi cơ thể bị tấn công liên tục với số lượng lớn tác nhân có hại, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy đau nhức, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Vết thương bị nhiễm trùng nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng là trạng thái cấp tính. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

  • Vết thương chậm lành: Vết thương nhiễm trùng là tình trạng vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Khi các tế bào da chưa kịp lành thì đã phải chịu sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn từ bên ngoài. Do vậy, vết thương sẽ chậm lành. Bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu thất bất kỳ dấu hiệu kể trên. Đồng thời xây dựng các bước chăm sóc vết thương hợp lý để cải thiện tình trạng này.
  • Vết thương dễ để lại sẹo xấu: Nhiễm trùng vết thương gây ra tổn thương sâu ở các lớp dưới da và lan rộng. Vì vậy, trong quá trình hồi phục tổn thương, nguy cơ cao sẽ xuất hiện sẹo xấu. Tùy theo vị trí, mức độ nhiễm trùng của vết thương mà xuất hiện các loại sẹo khác nhau như: sẹo lồi, sẹo lõm,…
  • Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da thường gặp nhất do Sterptococci hoặc Staphylococci. Viêm mô tế bào gây sưng, đỏ, đau ở vùng da bị tác động. Trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sốt và các hạch bạch huyết khu vực có thể sưng to.
  • Viêm cân mạc hoại tử: Là nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Đây là chủng vi khuẩn có khả năng tiêu diệt các tổ chức cơ và làm tổn thương hoại tử một cách nhanh chóng. Hậu quả là người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trên khắp cơ thể.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. Theo các chuyên gia y tế, nếu sống sót sau nhiễm trùng huyết, trong vòng 1 năm tỷ lệ tử vong vẫn có thể đạt tới 26%. Có thể thấy rằng, căn bệnh này sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh như: giảm khả năng vận động, giảm nhận thức, kém minh mẫn,….

Với những tổn thương sâu và lan rộng, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tăng cao. Vì vậy cần xử lý vết thương càng nhanh càng tốt để tránh hậu quả nguy hiểm về sau.

Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

  • Giữ vệ sinh môi trường là một trong các biện pháp tích cực để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Môi trường sống dơ bẩn, ẩm ướt, không thoáng khí là những điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
  • Ăn chín, uống chín giúp đảm bảo ngăn chặn các bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa, vì hầu hết các loại vi khuẩn khi đun sôi đều bị giết chết.
  • Xử lý kỹ các vết thương ngoài da, ngay cả với các vết trầy xước nhỏ.
  • Rửa sạch vết thương bằng nước đun sôi để nguội hoặc với dung dịch sát trùng nào có sẵn. Với các vết thương sâu càng phải chú ý rửa kỹ. Thường thì các vết thương này gây đau đớn nhiều cho nạn nhân, nên người chăm sóc ngại kéo dài thời gian làm sạch, và chính vì thế mà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nếu vết thương tiếp tục ra máu, dùng vải sạch hoặc gạc đắp lên và ép chặt vào để cầm máu. Giữ yên một lúc lâu cho đến khi máu ngừng chảy hẳn, sau đó băng vết thương lại để tránh bụi bển vào. Lúc này chỉ băng vừa để làm kín vết thương, không nên siết chặt lắm.
  • Trong bất cứ trường hợp nào, nếu vết thương sau đó có những dâu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau nhức, cần đến bác sĩ ngay.
  • Cần chú ý tiêm phòng trước các bệnh thông thường do nhiễm trùng gây ra khi có thể, nhất là bệnh uốn ván.
  • Khi sử dụng mỹ phẩm, phải hết sức cẩn thận. Đối với các loại mỹ phẩm mới mua về, bạn nên dùng thử, nghĩa là bôi chúng lên da chỉ một vùng nhỏ để xem phản ứng. Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, phải bỏ ngay không dùng loại mỹ phẩm đó. Sau khi đã mở nắp để dùng, phải đậy kỹ lại ngay và cất giữ ở nơi an toàn, sạch sẽ, thoáng khí. Tuyệt đối không dùng chung mỹ phẩm với bất cứ ai khác, vì bạn sẽ có nguy cơ không đảm bảo được sự an toàn cho làn da của mình. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy mỹ phẩm trở sang màu khác hoặc có mùi khác lạ, phải bỏ ngay. Không cho thêm nước vào mỹ phẩm khi thấy quá khô, vì đó là dấu hiệu bạn nên vất đi và chọn mua một loại mỹ phẩm khác. Tụy nhiên, hạn chế tối đa sô” lần sử dụng mỹ phẩm vẫn là biện pháp an toàn nhất.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

sơ cứu khi bị bỏng

Sơ cứu khi bị bỏng

rối loạn tiêu háo

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh