Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Tư vấn sức khoẻ - Phụ nữ mang thai nhiễm covid-19 có lây cho thai nhi?

Phụ nữ mang thai nhiễm covid-19 có lây cho thai nhi?

Phụ nữ mang thai dễ nhiễm mầm bệnh qua đường hô hấp (như bệnh cúm) do hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và sinh lý hô hấp thay đổi trong giai đoạn mang thai. trong khi đó, đặc trưng của chủng virus corona mới gây dịch tại Vũ Hán (COVID-19) là khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và có thể làm người bệnh tử vong vì viêm phổi. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu phụ nữ mang thai khi nhiễm COVID-19 có lây sang thai nhi hay không?

Phụ nữ mang thai có dễ bị tổn thương bởi Covid 19?

Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai có khả năng bị tổn thương khá lớn bởi Covid 19 do các cơ quan mà virus corona tấn công chủ yếu là phổi, hệ tim mạch. Thì các cơ quan này cũng chính là những cơ quan phải hoạt động tăng cường hơn cả trong thai kỳ. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào 2020, trong số hơn 91 nghìn phụ nữ mang thai bị nhiễm covid 19 có tới hơn 8 nghìn phụ nữ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ này cao hơn 50% so với các phụ nữ cùng tuổi không mang thai. Tỷ lệ các trường hợp phụ nữ mang thai phải chăm sóc đặc biệt cần đến máy thở cũng cao hơn 70%, mặc dù họ không có nhiều khả năng tử vong.

Ngoài ra, con số thống kê của Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển tháng 7/2020, trên toàn Thụy điển trong suốt tháng 3 và tháng 4, phụ nữ mang thai hoặc ngay sau sinh bị mắc Covid 19 có nguy cơ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt cao gấp 6 lần những phụ nữ mang thai không nhiễm Covid 19.

phụ nữ mang thai

Vì sao phụ nữ mang thai lại bị tổn thương nặng nề vì covid-19?

Chưa có một nghiên cứu nào đưa kết luận chính xác, nhưng có nhiều giả thiết được đặt ra. Theo Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch học trường Y Yale: Nhiễm virus có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai vì toàn bộ hệ thống miễn dịch của người mẹ hướng tới việc đảm bảo cơ thể không bị các phản ứng miễn dịch kháng bào thai.

Theo nhà virus học đại học Pittsburgh, Carolyn Coyne: Người mẹ phải thỏa hiệp khả năng miễn dịch của mình để bảo vệ sức khỏe của em bé. Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ làm việc chống lại các tác nhân vi sinh là không tránh khỏi. Mặt khác, khi tử cung phát triển lớn, gây sức ép cho phổi, đó là lý do bà bầu thường cảm thấy khó thở. Và hệ thống tim mạch phải hoạt động nhiều hơn để  bơm thêm oxy và máu vận chuyển để cung cấp cho thai nhi. Trong khi đó, đích tấn công của virus SARS – CoV-2 là phổi và hệ thống tim mạch,do đó hai cơ quan này vốn dĩ đang phải chịu nhiều áp lực sẽ càng dễ bị tấn công và bị tổn thương hơn.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, máu ở phụ nữ mang thai có xu hướng nhanh đông hơn, để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, cần nhanh chóng cầm máu sau sinh. Và điều này tương ứng với đặc điểm khi bị nhiễm covid 19.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Trong một nghiên cứu ở NewYork trên 700 phụ nữ mang thai, có tới 71 em bé sinh ra từ mẹ bị nhiễm bệnh đã không bị lây nhiễm. Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 8/2020 cho biết, virus không dễ dàng xâm nhập vào tế bào nhau thai. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhau thai của 29 bà mẹ bị mắc Covid 19 thì phát hiện có cục máu đông ở trong mạch máu ở 14 thai nhi (48%) khiến hạn chế cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Trong khi 106 bà mẹ không bị mắc Covid 19 thì chỉ thấy có 11% nhau thai có cục máu đông tương tự.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự có mặt của COVID-19 trong nước ối, máu dây rốn và sữa của 9 thai phụ nhiễm COVID-19 cũng như dịch phết họng ở thai nhi của họ. Cả 9 thai phụ đều có sức khỏe tốt trước khi mang thai nhưng nhập viện vì viêm phổi trong khoảng từ tuần 36 đến tuần 39 + 4 ngày mang thai và có xét nghiệm dương tính với COVID-19, cùng các triệu chứng khác nhưng không phải thở máy. Cả 9 thai nhi được sinh ra bằng cách sinh mổ, mẹ và bé đều không xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Xét nghiệm cho thấy không có COVID-19 trong nước ối, máu dây rốn, sữa mẹ và dịch phết họng trẻ sơ sinh được lấy mẫu. Mặc dù nghiên cứu này giúp yên tâm phần nào về nguy cơ lây COVID-19 cho thai nhi, tuy nhiên phụ nữ mang thai rất dễ nhiễm mầm bệnh qua đường hô hấp, bao gồm COVID-19, và phát triển bệnh viêm phổi nặng hơn so với người bình thường. Do đó phụ nữ mang thai cần được coi là quần thể có nguy cơ chính trong các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát nhiễm COVID-19.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc – xin ngừa Covid-19?

SARS-CoV-2 là mối lo của toàn nhân loại, người khỏe mạnh bình thường cũng phải dè chừng với nó huống gì những đối tượng đặc biệt như người già yếu, bệnh nền và đặc biệt là phụ nữ có thai thì sự cẩn trọng phải được nâng lên gấp mấy lần. Thật ra sự lo lắng cho mẹ bầu khi quyết định tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc khi có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 phần lớn là lo cho đứa con của mình. Khi bắt đầu mang thiên chức người mẹ thì khi ấy người phụ nữa sẽ không bao giờ dễ dãi trong việc quyết định bất cứ thứ gì. họ phải suy nghĩ 2 lần trước khi hành động, một lần cho chính bản thân và một lần cho sinh linh đang lớn dần lên trong cơ thể của mình.

Một tin rất vui là các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã lấy mẫu nước ối, máu tĩnh mạch rốn, dịch họng của mẹ, giải phẫu bệnh học của bánh rau đều không phát hiện có vi-rút SARS-CoV-2. Đồng nghĩa rằng “buồng ối” – món quà mẹ dành cho con thật sự an toàn trước sự xâm lăng của SARS-CoV-2. Trong 12 tuần đầu khi mang thai thì theo quy luật chung, tuần hoàn từ mẹ – con ít và giả sử nếu lây nhiễm xảy ra thì nguy cơ rất cao gây ra bất thường ở thai vì tại thời điểm 12 tuần tuổi, thai nhi còn rất nhỏ, có chiều dài khoảng 4 – 8 cm tính từ đỉnh đầu đến đầu mông, và chỉ nặng khoảng 10g, nhưng lại có sự phát triển vượt bậc tại thời điểm này. Các bộ phận quan trọng nhất của cơ thể như đầu, tim, gan, thận… đã hoàn thành.

Từ tuần thứ 13 trở đi thì khả năng lây nhiễm giữa mẹ và con (nếu có) sẽ lớn, nhưng nguy cơ gây dị dạng thai nhi thấp vì lúc này các cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành. Nói cách khác là các con đã khá cứng cáp trong bụng mẹ để bắt đầu tiếp đón những vị khách không mời. Và điều quan trọng then chốt là vi-rút SARS-CoV-2 không qua nhau thai nên nếu mẹ có nhiễm bệnh thì vi-rút cũng không vào thai nhi.

Đến đây thì chúng mình cơ bản hiểu vì sao Bộ Y tế đã rất thận trọng trong việc chọn mốc 13 tuần để khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Lợi ích của tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro. Một điều tuyệt vời nữa là tuy vi-rút SARS-CoV-2 không thể đi qua nhau thai nhưng Kháng thể thì có nên khi tiêm cho phụ nữ có thai thì kháng thể của mẹ sẽ truyền qua cho bé và bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh trước yếu tố nguy cơ lây nhiễm xung quanh.

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

miềng răng

Niềng răng, chỉnh nha và những điều cần biết

tiêm dự phòng uốn ván

Khi nào cần tiêm dự phòng uốn ván?

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh