Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị Bọ cạp đốt

Sơ cứu khi bị Bọ cạp đốt

Bọ cạp đốt thông thường nọc độc của đa phần loài Bọ cạp là vô hại với người trưởng thành. Tuy vậy chúng có thể gây ra các phản ứng tại vết đốt như: đau buốt, sưng nề, nhiễm trùng. Một số ít khi bị Bọ cạp đốt gây các triệu chứng toàn thân, như: yếu cơ, chóng mặt hay nôn mửa. hoặc, một số người có cơ địa dị ứng có thể xuất hiện biểu hiện dị ứng toàn thân, sốc phản vệ. Được coi là vô hại với người trưởng thành, nhưng Bọ cạp đốt vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người già. Đặc biệt, trẻ em là những đối tượng nhạy cảm và dễ tổn thương.

Bò cạp là con gì, đặc điểm của nó?

Bọ cạp là loài chân đốt ăn thịt, có 8 chân, thuộc phân ngành Chelicerata, lớp Arachnida, bộ Scorpiones. Ước tính trong tự nhiên hiện có khoảng 1500 loài bọ cạp, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, phổ biến ở các vùng sa mạc. Thân bọ cạp chia làm 2 phần: Đầu ngực (đốt thân trước) và bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm bụng dưới và đuôi. Đuôi bọ cạp gồm có 6 đốt. Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng và đốt này cũng mang nọc độc. Đốt cuối cùng của bọ cạp có một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.

Bọ cạp đốt

Nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại với con người. Tuy nhiên, khi bị Bọ cạp đốt có thể gây ra nhiều phản ứng như đau, sưng nề, tê cứng hoặc hoại tử tế bào. Đồng thời, tất cả các loại bọ cạp đều có chứa độc tố thần kinh là chlorotoxin – có thể gây tê liệt khi bị chích. Thời gian bị liệt phụ thuộc vào liều lượng chất chlorotoxin được tiêm vào cơ thể. Ngoài ra, trong nọc độc bọ cạp còn chứa một lượng nhỏ protein, kali và natri.

Dấu hiệu khi bị Bọ cạp đốt như thế nào?

Vị trí bị Bọ cạp đốt thường hay gặp ở tay và chân. Biểu hiện sau khi Bọ cạp đốt thường xuất hiện dấu hiệu trong vòng 12h. Cụ thể:

  • Tại chỗ: ngứa, rát tại vết đốt, đau buốt và sưng nề. Một số trường hợp có phỏng nước và biểu hiện hoại tử trong vài giờ. Vết đốt có nguy cơ nhiễm trùng nếu không vệ sinh trong 6h đầu.
  • Toàn thân: có thể tê yếu chân, tay thoáng qua, tăng tiết đờm dãi, buồn nôn và nôn, co giật và rối loạn nhịp tim. Triệu chứng toàn thân này hay gặp ở trẻ nhỏ, người già hay người bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn ngứa toàn thân thâm chí bị sốc phản vệ với nọc Bọ cạp đối với người có cơ địa dị ứng.

Xử trí khi bị Bọ cạp đốt như thế nào?

  • Tháo bỏ vòng, nhẫn, trang sức gần vết đốt tránh khi sưng nề, gây chèn ép thiếu máu. Rửa kỹ vết đốt bằng nước sạch và xà phòng;
  • Sát trùng lại vết đốt bằng cồn iode hoặc cồn 70 độ;
  • Chườm lạnh nếu bị sưng nề. Bọc nước đá trong một chiếc khăn cotton chườm trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần;
  • Nếu vết đốt ngứa, sưng nề, có thể thoa thuốc kháng histamin và thuốc mỡ hydrocortisol. hạ thấp vị trí có vét đốt thấp hơn tim để làm nọc di chuyển chậm hơn hếu vế đốt có dấu hiện nặng;
  • Theo dõi các dấu hiệu toàn thân và dị ứng. Nếu nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc bất cứ dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn hay yếu chân tay thì phải đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Cần chú ý những gì sau khi bị Bọ cạp đốt

  • Các biện pháp trích và rạch vết đốt để vệ sinh là không có hiệu quả giảm lượng nọc tại chỗ;
  • Giấm, vôi ăn trầu, chanh bôi lên vết đốt không có tác dụng trung hoà nọc Bọ cạp;
  • Nhận dạng Bọ cạp để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi cần thiết. Đừng tìm cách bắt chúng nếu không an toàn thay vào đó hãy dùng điện thoại chụp ảnh lại.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

ngộ độc

Sơ cứu khi bị ngộ độc

đột quỵ não

Sơ cứu cơn đột quỵ não

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh