Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị đuối nước

Sơ cứu khi bị đuối nước

Đuối nước (ngạt nước) là tình trạng ngạt cơ học. hậu quả của việc phổi không thể trao đổi khí làm cho các tế bào trong cơ thể thiếu oxy nuôi dưỡng. Cuối cùng là ngừng tim và chết não.

Có nhiều tình huống đuổi nước khác nhau:

  • Rơi từ trên cao xuống, bụng đập xuống mặt nước kích thích phản xạ thần kinh phế vị làm ngừng tim đột ngột. Hoặc sau khi ăn quá no, xuống nước lạnh đột ngột cũng có thể gây ngất. Người bị nạn sẽ mất ý thức, không vùng vẫy và chìm ngay sau đó;
  • Ngã xuống nước, người không biết bơi ban đầu vật lộn, quẫy đạp chân tay nên người nổi lên mặt nước. Uống và hít phải từng đợt nước vào dạ dày và phổi. Nước trào vào đường phổi sẽ kích thích co thắt khí quản và tăng tiết dịch nhầy làm người bị nạn ngạt thở, không kêu cứu được. Thông thường quá trình này sẽ diễn ra một vào phút, sau đó đuối sức, chìm dần.
  • Lặn sâu quá mức rồi ngạt, trường hợp này phổi có thể kèm thêm chấn thương do áp lực. Khí ni-tơ bị hoà tan vào máu. Nếu đưa người bị nạn nổi lên nhanh quá sẽ hình hành các bọt khí trong máu gây tắc mạch.
  • Đuối sức do bơi quá mệt rồi ngất đi, kết cục giống trường hợp thứ 2.
  • Người bị nạn uống phải nước sẽ gây quá tải dịch cho cơ thể, gây tan máu và rối loạn điện giải. Dấu hiệu phổ biến nhất của đuổi nước chính là :hiện tượng im lặng”, người bị nạn có thể vùng vẫy nhưng không thể kêu cứu được, sau đó chìm dần. Các chương trình đào tạo cứu hộ luôn cảnh báo dấu hiệu này. Thời gian tử vong khi ngạt nước ngọt khoảng 4-5 phút, nước mặn khoảng 8-12 phút. Nếu sơ cấp cứu, xử lý kịp thời sẽ giành lại cơ hội sống cho người bị nạn.

đuối nước

Xử trí sơ cứu như thế nào khi gặp người bị đuổi nước, ngạt nước

  • Tìm cách đưa người bị nạn lên nơi khô, ráo
  • Gọi người hỗ trợ càng sớm càng tốt;
  • Hướng dẫn trẻ nhỏ cách gọi người hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp;
  • Đứng thật vững, đưa cho người bị nạn một cây gậy hoặc sợi dây để kéo họ vào gần bờ;
  • Nếu người bị nạn đuổi sức, bất tỉnh hoặc bạn là người bơi thạo, đã qua lớp huấn luyện cứu người đuối nước hãy kéo họ vào bờ theo tư thế ngửa cổ lên phía trên để hỗ trợ họ hô hấp. Không bao giờ trực tiếp tiếp xúc với người bị nạn, hãy đưa cho họ một sợi dây hay 1 khúc cây để nắm vào rồi kéo họ vào bờ;
  • Khi không chắc chắn hãy gọi cứu hộ và người trợ giúp.
  • Để người bị nạn đuối nước nằm ngửa, đánh giá các bước ABC, khai thông đường thở và đánh giá hô hấp. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không phản ứng cần khai thông đường thở, lau sạch đờm dãi họng miệng và hỗ trợ hô hấp bằng hà hơi thổi ngạt 2 lần. Tiếp theo, kiểm tra nếu không còn mạch sẽ hồi sinh tim phổi cơ bản CPR. Nếu còn mạch, hỗ trợ hô hấp nếu cần; Nếu còn tỉnh và đáp ứng cần hỗ trợ hô hấp,lau sạch đờm dãi, nằm nghiêng an toàn tránh sặc vào phổi; Đây là bước quan trọng nhất để hỗ trợ cung cấp oxy cho người bị nạn. Bạn đừng chậm trể, khởi động bước này càng sớm cáng tốt.
  • Ủ ấm người bị nạn vì rơi xuống nước sẽ gây hạ thân nhiệt và đợi cấp cứu chuyên nghiệp đến để thực hiện các biện pháp cần thiết tiếp theo.

Cần chú ý những gì khi xử lý sơ cứu các trường hợp đuối nước, ngạt nước

  • Thấy một người đang bơi trong im lặng, hãy gọi to “Bạn đang làm gì đấy?”. Nếu trả lời thì mọi việc an toàn, nếu im lặng, bạn có 30 – 60 giây để hành động;
  • Liên tục thực hiện CPR trong quá trình di chuyển đến bệnh viện hoặc chờ cứu hộ đến. Tế bào não chỉ có 3 phút chờ đợi trước khi tổn thương vĩnh viễn, động tác CPR sẽ giúp tế bào não chịu đựng được lâu hơn;
  • Động tác dốc ngược người bị nạn đuổi nước chạy vài vòng chỉ làm chậm trễ quá trình hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn chứ không giúp ích được gì. Nước từ miệng người bị nạn đuổi nước chảy ra là từ dạ dày chứ khôngphải từ phổi;
  • Truyền thuyết miệng không cho người thân người bị nạn đuổi nước đến gần, nếu không người bị nạn sẽ trào máu mũi, miệng và chết. Khi nước vào phổi, nó sẽ hoà tan lớp hoá chất sulfactant có ở các phế nang làm phổi mất sức căng, xẹp lại. Màng phế nang trao đổi khí bị tổn thương sẽ tiết dịch và máu vào lòng phế nang gây hiện tượng phù phổi cấp. Biểu hiện trào bọt hồng và máu qua đường thở. Đây là dấu hiệu nặng cần xử trí y tế càng sớm càng tốt để hỗ trợ hô hấp;
  • Không tìm cách ép vào bụng người bị nạn gây nôn. Vì nước và dịch dạ dày trào ra sẽ gây nguy cơ trào vào phổi, gây tổn thương thêm;
  • Khi đưa người bị nạn lên nơi an toàn, có thể cõng hoặc vác lên vai.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

chấn thương sọ não nhẹ

Sơ cứu chấn thương sọ não nhẹ

giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh