Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị gãy xương

Sơ cứu khi bị gãy xương

Gãy xương là tình trạng có thể xảy ra sau một chấn thương mạnh hoặc là hệ quả của một số bệnh lý khiến xương suy yếu, điển hình như bệnh xương giòn, loãng xương, ung thư, dị tật. Khi xương bị gãy, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, sưng tấy, bầm tím, giảm khả năng vận động…

Gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng cấu trúc bên trong xương đột ngột bị phá hủy, tách rời hoàn toàn hoặc nứt làm tổn thương và mất tính liên tục của hệ thống xương khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường do chấn thương (tác động ngoại lực) hoặc do các bệnh lý (loãng xương, dị tật xương, bệnh giòn xương, ung thư xương…) khiến xương giòn và dễ gãy.

  • Trường hợp mất tính liên tục không hoàn toàn (nứt xương) được gọi là gãy xương không hoàn toàn.
  • Trường hợp mất tính liên tục hoàn toàn (tách rời hoàn toàn) được gọi là gãy xương hoàn toàn.

Ngoài ra tùy thuộc vào đặc điểm, gãy xương còn được phân thành:

  • Gãy kín (không gây rách da hoặc tổn thương mô)
  • Gãy hở hoặc gãy phức hợp (vết nứt làm tổn thương và thâm nhập vào da).

Phân loại gãy xương như thế nào?

Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy kín, gãy hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Các phân loại bao gồm:

  • Gãy không hoàn toàn: Xương chỉ bị tổn thương một phần, không mất hoàn toàn tính liên tục..
  • Gãy hoàn toàn: Xương gãy mất hoàn toàn tính liên tục.
  • Gãy đầu xương: Gãy ở vị trí vùng đầu xương. Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp. Nếu đường gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp.
  • Gãy ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.
  • Gãy thân xương.
  • Gãy có di lệch và Gãy không di lệch.
  • Gãy kín và Gãy hở.

Phân loại theo đặc điểm đường gãy gồm có: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cắm gân…

gãy xương

Dấu hiệu tại chỗ của gãy xương như thế nào?

  • Gãy xương kín: gãy xương không rách da;
  • Đau chói tại chỗ gãy;
  • Biến dạng, cong vẹo, lệch trục giải phẫu thông thường, có thể nhìn thấy đầu gãy gồ ngay dưới da;
  • Không thể vận động được chi bị gãy;
  • Nếu ở chân: có thể thấy chân bên gãy ngắn hơn chân bên lành. Sờ theo chiều dọc chân, tay thấy mất liên tục, có điểm đau chói hoặc lạo xạo;
  • Vùng gãy sưng nề, càng để muộn càng sưng nề nhiều, có thể xuất hiện vết bầm tím hay phỏng nước.
  • Gãy xương hở: vị trí gãy bầm dập, rách da, thậm chí hở xương ra ngoài.

Dấu hiệu toàn thân của gãy xương như thế nào?

  • Sốc: do đau và mất máu. Biểu hiện da tái lạnh, vã mồ hôi, không tỉnh táo và tụt huyết áp;
  • Mất máu: Xương có nguồn cấp máu khá phong phú. Khi gãy xương, các mạch máu bị dứt, máu chảy khỏi lòng mạch, vào trong các bó cơ xung quanh ổ gãy hoặc chảy ra ngoài;
  • Vỡ xương chậu có thể mất 1.500 – 2.000ml máu dù máu không chảy ra ngoài;
  • Gãy xương đùi có thể mất 1.000 – 1.500ml mấu dù máu không chảy ra ngoài.

Gãy xương cần phải làm gì?

  • Gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt;
  • Kiểm tra nhanh các dấu hiệu toàn thân: ABC và tại chỗ xem còn tổn thương nào khác;
  • An ủi và giải thích người bị nạn việc mình sẽ làm;
  • Bất động sớm xương gãy giúp giảm đau và cầm máu;
  • Dùng nẹp cố định một khớp phía trên, một khớp phía dưới ổ gãy. Nếu không có nẹp, bạn có thể dùng thanh gỗ, một miếng bìa cứng hoặc vật thay thế tương tự để cố định;
  • Không cố cởi quần áo người bị nạn. Nếu cần để lộ vết thương hãy cởi từ bên lành trước hoặc dùng kéo cắt theo đường chỉ may;
  • Bất động chi ở tư thế cơ năng là tư thế cơ nghỉ. Đó là khi các bó cơ chùng nhất. Cụ thể: đối với tay là tư thế gấp góc 90 độ; đối với chân là tư thế duỗi thẳng.
  • Nếu gãy xương hở, bất động ngay ở tư thế gãy, đừng kéo xương vào trong gây nhiễm khuẩn. Cầm máu và phủ vết thương hở bằng tấm gạc hay vải sạch sau đó cố định ổ gãy;
  • Sau khi bất động chi, bạn hãy kiểm tra mạch phía dưới vị trí cố định để chắc chắn máu có lưu thông;
  • Đưa người bị nạn đến viện gần nhất nếu không có xe cấp cứu và đảm bảo được an toàn vận chuyển.

Cần chú ý những gì khi bị gãy xương?

  • Đừng vội di chuyển người bị nạn khi bạn chưa đánh giá hết tổn thương, đặc biệt là tổn thương cột sống;
  • Đừng cố xác định có gãy xương hay không bằng cách ấn vào ổ tổn thương tìm tiếng lạo xạo;
  • Dừng cố kéo chỗ gãy xương cho thẳng trục để cố định. hãy để người bị nạn ở tư thế họ thấy ít đau nhất;
  • Đừng quên kiểm tra mạch đập phía dưới vị trí băng bó;
  • Đừng quên mang găng và rửa tay sạch sẽ trước và sau sơ cứu vết thương chảy máu.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

rắn cắn

Sơ cứu khi bị rắn cắn

dấu hiệu sinh tồn

Cách nhận biết dấu hiệu sinh tồn

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh