Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị ngộ độc cấp

Sơ cứu khi bị ngộ độc cấp

Xử trí ngộ độc cấp tính là hoạt động sơ cấp cứu làm cho người bị ngộ độc thoát khỏi tình trạng hoặc làm giảm tổn hại được gây ra bởi các tác nhân hóa học hay bị nhiễm độc bởi một chất độc hoặc nọc độc của động vật khác. Triệu chứng và điều trị, xử lý ngộ độc cấp tuỳ theo bản chất, liều lượng, thời gian và con đường xâm nhập của chất độc. Đừng chờ đợi các triệu chứng xuất hiện trong trường hợp ngộ độc và nghi ngờ ngộ độc. Hãy gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.

ngộ độc

Cần phải làm gì khi sơ cứu ngộ độc?

  • Phải đánh giá mức độ nguy hiểm: Chất độc hấp thụ qua da như thuốc trừ sâu có thể gây triệu chứng nhiễm độc toàn thân mà không gây tổn thương da. Nếu môi trường có độc hãy tìm cách đưa người bị nạn đến nơi an toàn. Mang theo vỏ bao hay bao bì các chất độc nghi ngờ đến cho nhân viên y tế để làm xét nghiệm thành phần. Tuyệt đối không dùng thuốc giải độc hoặc gây nôn nếu không có sự hướng dẫn hoặc chỉ dẫn của chuyên gia.
  • Phải đánh giá đáp ứng ý thức người bị nạn: Trường hợp người bệnh rối loạn ý thức hoặc bất tỉnh, gọi ngay xe cứu thương. Trong lúc chờ đợi nếu nạn nhân còn thở thì đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, tránh nôn sặc vào phổi; Nếu nạn nhân thở không bình thường tiến hành thực hiện động tác ABC, khai thông đường thở, lau sạch đờm, dãi và hỗ trợ hô hấp; Nếu nạn nhân ngừng thở tiến hành thực hiện CPR – hồi sinh tim, phổi càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp người bị nạn tỉnh táo hoàn toàn nếu nạn nhân uống (ăn) nhầm thì ngay lập tức súc miệng. Không gây nôn nếu chất độc là hoá chất ăn mòn (dạng acid hoặc kiềm); Nếu chất độc bám vào da, tóc tiến hành cởi bỏ quần, áo và tắm, rửa bằng nước sạch và xà phòng; Nếu chất độc bắn vào mắt (thường gặp acid hoặc kiềm mạnh): Nằm nghiêng phía bên mắt bị tổn thương, xối dòng nước sạch và nhẹ liên tục vào mắt trong vòng 5- 10 phút. Sau đó, băng mắt lại bằng miếng gạc hoặc vải sạch rồi đưa đến bác sỹ chuyên khoa.

Cần lưu ý gì khi tiến hành sơ cứu ngộ độc?

  • Trong trường hợp có khói độc, đừng cố gắng giải cứu người bị nạn đang bất tỉnh nếu bạn không có mặt nạ phòng độc hoặc không chắc chắn rằng không khí xung quanh đã an toàn. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ là nạn nhân tiếp theo.
  • Nếu bạn là nạn nhân trong đám cháy, nhanh chóng tìm một chiếc khăn nhúng nước và bịt lên mũi, miệng để thở. Cúi thấp người và tìm cách mở rộng các cánh cửa để làm thoáng khí;
  • Nếu người bị ngộ độc có thể tự nôn: làm thông thoáng đường thở, lau sạch vùng miệng. Chú ý bảo vệ tay của bạn khỏi nguy cơ chất độc bám vào nếu người đó ngộ độc qua đường tiêu hoá;
  • Nếu cổ họng bỏng rát và người ngộ độc khát nước, cho họ uống sữa hoặc nước lọc từng ngụm nhỏ;
  • Người bị nạn nên nằm nghiêng phía bên trái. Vị trí này theo nghiên cứu là có hiệu quả làm giảm bớt sự hấp thụ chất độc qua dạ dày;
  • Than hoạt tính là chất hấp thụ chất độc qua đường tiêu hoá rất tốt, thường được các bác sỹ chỉ định sử dụng ngay trong ngộ độc những giờ đầu. Tuy nhiên, đây không phải là thần dược và chống chỉ định trong nhiều trường hợp. Nếu niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương do dịch kiềm, acid hoặc thuốc trừ sâu, than hoạt tính sẽ bám vào các tổ chức viêm và kích thích làm triệu chứng và tình trạng bệnh nặng thêm, cản trở quá trình thăm dò của các bác sỹ. Do đó, nếu muốn sử dụng than hoạt tính, hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước.
  • Nếu người bị ngộ độc cấp qua đường tiêu hoá ngừng tim, ngừng thở, chú ý không nên hỗ trợ hô hấp miệng – miệng khi không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

thay băng vết thương

Chăm sóc và thay băng vết thương

giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh