Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

Sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

Khi gặp trường hợp người bị ngộ độc rượu có dấu hiệu bất tỉnh, nhịp thở ít hơn 8 lần trong mỗi phút hoặc đã lặp đi lặp lại tình trạng nôn không kiểm soát được thì phải gọi điện thoại khẩn cấp ngay cho đơn vị y tế tại địa phương. Cần lưu ý một người đã bị bất tỉnh sau khi uống rượu hoặc đã ngừng uống rượu thì rượu vẫn được xâm nhập vào máu, nồng độ rượu ở trong cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng; vì vậy không bao giờ chủ quan nhận định người uống rượu sẽ ngủ đi trong tình trạng ngộ độc rượu.

Tác hại của ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.

Biểu hiện của ngộ độc rượu như thế nào?

  • Bất tỉnh, gọi hỏi không biết;
  • Co giật;
  • Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo;
  • Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh;
  • Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh;
  • Đái, ỉa ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường);
  • Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai;
  • Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
  • Mệt nhiều.

ngộ độc rượu

Cần làm gì khi bị ngộ độc rượu?

Ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, khi bạn nghi ngờ rằng ai đó bị ngộ độc rượu – ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp – hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

  • Nếu trong tình trạng bị bệnh nhẹ, người bệnh không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Ăn đủ: các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường. Khi nằm ngủ, đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).
  • Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nạn nhân nằm nghiêng sang một bên;
  • Nếu bạn biết về loại và lượng rượu mà người đó đã uống hãy cung cấp cho bệnh viện hoặc y tá cấp cứu. Đây là thông tin hữu ích để bác sĩ giúp người bệnh sống sót và hạn chế các biến chứng nguy hiểm;
  • Đừng để người bất tỉnh một mình, vì ngộ độc rượu ảnh hưởng đến cách hoạt động của phản xạ bịt miệng, người bị ngộ độc rượu có thể bị nghẹn do nôn mửa và không thể thở được. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, đừng cố làm cho bệnh nhân nôn mửa vì người đó có thể bị nghẹn;
  • Hãy giúp đỡ khi bệnh nhân có biểu hiện nôn bằng cách cố gắng giữ bệnh nhân ngồi lên. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy chắc chắn quay đầu sang một bên – điều này giúp ngăn ngừa nghẹt thở. Cố gắng giữ cho người tỉnh táo để tránh mất ý thức;
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở hãy hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ. Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo;
  • Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng;
  • Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Người bị ngộ độc rượu cần phải đưa đến cơ sở y tế khi nào?

Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 02 – 03 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.

Lưu ý không nên cho nạn nhân uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu; không uống các loại vitamin B1, vitamin B6, axít folic… để giảm đau đầu vì rất có hại cho gan; các thuốc paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu uống sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa. Khi ngộ độc rượu cũng không nên dùng các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc được chất độc kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng thêm, lâu ngày có thể bị xơ gan, ung thư gan…

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

ngộ độc cá nóc

Sơ cứu ngộ độc cá Nóc

sơ cứu bị điện giật

Sơ cứu bị điện giật

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh