Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu khi bị sốc nhiệt, say nắng

Sơ cứu khi bị sốc nhiệt, say nắng

Sốc nhiệt là phản ứng cực đoan của cơ thể do trung tâm điều hoà nhiệt không kiểm soát được quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể. Hậu quả làm cho hệ thống enzym trong cơ thể bị bất hoạt, thậm chí đông vón lại, các chức năng sống bị rối loạn. Não và các cơ quan nội tạng bị tổn thương, thậm chí tử vong.

Sốc nhiệt, say nắng, say nóng xảy ra khi nào?

Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao, kéo dài kèm theo mất nước, điện giải. Đôi khi nó có thể xảy ra trong môi trường không liên quan đến nhiệt độ trước đó ở những người chơi thể thao gắng sức quá độ. Một số người có nhiều nguy cơ sốc nhiệt, như: trẻ em, người trên 50 tuổi, người có bệnh mạn tính và đang dùng thuốc.

Các biểu hiện của sốc nhiệt, say nắng, say nóng như thế nào?

Khi có bất cứ dấu hiệu nào sau đây ở những người đang chơi thể thao hoặc những người làm việc trong môi trường nóng, hãy nghĩ ngay đến sốc nhiệt:

  • Lú lẫn, mất phương hướng;
  • Đi lại lảo đảo, bất thường;
  • Hôn mê hoặc co giật.

Các biểu hiện điển hình của sốc nhiệt: sốt cao trên 40 độ C, da khô nóng, chuột rút, nôn mửa, lú lẫn, động kinh, mạch nhanh, thở nhanh.

sơ cứu khi bị sốc nhiệt

Khi bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt hoặc say nắng, đừng chần chừ, hãy gọi ngay trợ giúp y tế. Trong các đợt nắng nóng khi tiếp xúc với môi trường ánh nắng, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 15 độ C. Độ ẩm không khí tương đối từ 60% sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt của cơ thể do làm giảm bốc hơi mồ hôi qua da dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.

Xử trí như thế nào khi bị sốc nhiệt, say nắng, say nóng

Trong khi chờ nhân viên y tế đến trợ giúp, bạn có thể hỗ trợ nạn nhân bằng những cách sau:

  • Di chuyển người bị sốc nhiệt, say nắng, say nóng vào nơi mát mẻ, có bóng râm. Cởi bỏ bớt quần áo. Có thể đặt nạn nhân nằm nghiêng để da tiếp xúc với không khí làm mát nhiều hơn;
  • Làm ướt da bằng nước và quạt mát cơ thể. Có thể làm mát da bằng tắm trong bồn nước. Đắp túi nước đá vào cổ, hai bên đùi, nách của nạn nhân. Đây là những nơi giàu mạch máu sẽ giúp cơ thể toả nhiệt tốt. Mục tiêu giúp hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38 – 39 độ C;
  • Nếu nạn nhân tỉnh táo hãy cho uống nhiều nước có chất điện giải (nước khoáng, oresol), khoảng 1-2 lít trong 2 giờ đồng hồ. Chú ý không dùng nước có đường và không cho nạn nhân uống nước nếu họ không tỉnh táo;
  • Nếu có dấu hiệu sốc, đặt nạn nhân ở tư thế nằm thẳng, chân cao.

Cần chú ý những gì khi xử trí nạn nhân bị sốc nhiệt, say nắng, say nóng

  • Không dùng thuốc hạ sốt cho người bị sốc nhiệt, say nắng, say nóng;
  • Thận trọng khi cho nạn nhân sốc nhiệt uống nước vì hầu hết trong giai đoàn này họ đều có vấn đề về thần kinh nên nguy cơ bị sặc rất cao;
  • Không tự pha nước muối theo kinh nghiệm để uống, trừ khi có hướng dẫn của bác sỹ;
  • Tốt nhất là uống đồ uống thể thao hay nước ép hoa quả. Hoặc bạn có thể pha oresol theo đúng chỉ dẫn cho nạn nhân.

Phòng tránh sốc nhiệt, say nắng, say nóng như thế nào?

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi hoạt động ngoài trời;
  • Uống đủ nước để ngăn ngừa mất nước, tối thiểu 1.000 ml/ngày, đặc biệt là loại nước có chất điện giải. Uống 600 – 800 ml nước trước khi tập thể thao 2 giờ, uống thêm 200 ml dù không khát ngay trước khi hoạt động. Trong khi tập thể thao, mỗi 20 phút bạn cần bổ sung thêm 200 ml nước dù không có cảm giác khát;
  • Không dùng đá lạnh để hạ nhiệt cho trẻ em, người già, người bị bệnh mạn tính vì độ nhạy cảm của trung tâm điều hoà nhiệt ở các đối tượng này không ổn định nên khó kiểm soát được nhiệt độ cơ thể;
  • Không nên cho nạn nhân sốc nhiệt uống nước đá lạnh, nước đá có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây ra cơn nôn ói.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

chấn thương vùng bụng

Sơ cứu khi bị chấn thương vùng bụng

chấn thương sọ não nhẹ

Sơ cứu chấn thương sọ não nhẹ

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh