Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Sơ cứu cơ bản - Sơ cứu ngộ độc khí CO, ngạt khí

Sơ cứu ngộ độc khí CO, ngạt khí

Ngộ độc khí CO, ngạt khí có nguy cơ xảy ra khi chạy máy trong không gian kín, không khí ít lưu thông như: chạy máy phát triện trong nhà kín, nổ xe máy trong gara, đốt lò than sưởi phòng sản phụ hoặc nạn nhân trong các đám cháy, ngạt khói… CO có tính liên kết mạnh và bền vững với hồng cầu hơn oxy hàng trăm lần.

Khi hít vào phổi, CO ngay lập tức gắn với hemoglobin trong tế bào hồng cầu tạo thành HbCO làm máu không còn khả năng vận chuyển oxy. Hoàn cảnh ngộ độc khí CO hay xảy ra khi người bệnh đang ngủ nên phát hiện thường khá muộn. Triệu chứng là hậu quả của thiếu oxy tế bào lần lượt theo thứ tự, bao gồm: mệt mỏi, nhức đầu, ý thức không tỉnh táo, khó thở sau đó dần đi vào hôn mê và tử vong. Biến chứng của nó có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, tâm thần, parkison, liệt, múa vờn, mù vỏ, bệnh lý thần kinh ngoại vi, bất lực.

Khí CO là khí gì?

Carbon monoxide (CO) là một chất khí không màu, không mùi, khuếch tán mạnh và không gây kích thích. Khí CO gây ngạt hệ thống, giảm khả năng vận chuyển oxy đến tế bào và ức chế co bóp cơ tim. Với nồng độ đủ cao trong không khí, CO có thể gây tử vong nhanh chóng cho người tiếp xúc. Ngoài ra, nó có thể để lại di chứng thần kinh – tâm thần nặng nề. Đối với người cao tuổi, người có bệnh lí tim mạch, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, nguy cơ bị ngộ độc cũng cao hơn.

ngộ độc khí CO

Xử trí khi ngộ độc khí CO, ngạt khí như thế nào

  • Việc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người sơ cứu. Đeo mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang thấm nước;
  • Quan sát hiện trường, đề phòng nguy cơ gây nổ tại môi trường giàu khí CO. Nếu có yếu tố đe doạ đến tính mạng, hãy gọi cứu hộ và 115;
  • Nếu không có yếu tố đe doạ đến tính mạng, tìm cách đưa người bị nạn ra khỏi môi trường nguy hiểm. Tốt nhất, bạn hãy làm thoáng khí xung quanh bằng cách mở rộng hết các cánh cửa ra vào và cửa sổ;
  • Nếu chưa được huấn luyện cứu hộ trong các đám cháy, hãy gọi người hỗ trợ và gọi đến 114 để được trợ giúp;
  • Nếu người gặp nạn tỉnh tảo, tự thở được hãy giúp họ nằm ở tư thế dễ chịu nhất, làm thông thoáng không khí xung quanh;
  • Nếu người bệnh không tỉnh táo nhưng vẫn còn tự thở hãy giúp họ nằm ở tư thế nghiêng an toàn; hoặc đầu cao, nghiêng đầu về một phía tránh nôn sặc vào phổi;
  • Nếu có co giật, xử trí như trường hợp động kinh;
  • Nếu người bệnh ngừng thở, tiến hành CPR – hồi sinh tim phổi cơ bản;
  • Gọi hỗ trợ ngay khi có thể.

Những lưu ý đối với ngộ độc khí CO, ngạt khí là gì?

  • Chúng ta thường nhầm lẫn dấu hiệu ngộ độc khí CO và khí CO2. Trong tất cả các đám cháy, nên cho người bị nạn đến các cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu ngạt khí để can thiệp nếu cần thiết;
  • Khí CO sẽ tự đào thải qua đường hô hấp với thời gian bán thải 4 – 6h. Dưới sự hỗ trợ của oxy, CO được đào thải nhanh hơn;
  • Bạn nên nhớ, người ngộ độc khí CO thiếu oxy nhưng thường có biểu hiện da hồng hào không tương xứng, rất dễ nhầm lẫn.
Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

say rượu bia

Cách chăm sóc người bị say rượu bia

sốc

Sơ cứu khi bị sốc (shock)

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh