Sơ cấp cứu

Menu
  • Trang chủ
  • Sơ cứu cơ bản
  • Bệnh thường gặp
  • Tư vấn sức khoẻ
  • Kinh nghiệm hay

Home - Bệnh thường gặp - Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược cơ thể khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Do vậy, khi suy nhược cơ thể, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém… Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể là gì?

Hiện nay người ta chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp… Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.

Bạn có thể xác định bệnh này một cách đơn giản hơn: Khi người bệnh cảm thấy mỏi mệt, chán nản kéo dài và bác sĩ không tìm được bất cứ một nguyên nhân nào để điều trị cả.

Một số virus gây bệnh đã được xác định là liên quan, nhưng chúng hoàn toàn không trực tiếp gây bệnh, mà tác động đến bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau để dẫn đến hội chứng suy nhược cuối cùng.

suy nhược cơ thể

Hiện nay, những điều trị thử nghiệm hầu hết là tập trung hồi phục chức năng bình thường cho hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh.

Một số nhà khoa học cho rằng bệnh do một loại virus gây ra, và cơ chế gây bệnh là làm rối loạn hệ miễn nhiễm của cơ thể, tạo điều kiện cho nhiều loại virus khác tân công cơ thể và gây nên các triệu chứng bệnh như đã được biết. Bác sĩ John Martin, người đứng đầu phân khoa Bệnh lý học của Trung tâm y khoa ở Los Angeles, đã tìm được những chứng cứ liên quan về một loại virus hiện diện ở hơn một nửa số bệnh nhân suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, kết quả này chưa đủ để các nhà khoa học xác định virus này là nguyên nhân gây bệnh.

Y học đã biết đến những triệu chứng này từ nhiều thế kỷ, nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn hoàn toàn không biết gì về nguyên nhân cùng cách chữa trị. Thậm chí một số bác sĩ không muốn thừa nhận thực tế hiện diện của bệnh. Một số khác cho rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có rất nhiều người phải chịu đựng căn bệnh kéo dài mà không biết được chính xác là có gì không ổn trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh vì thế rất khó khăn. Nhiều bệnh nhân còn phải chịu thêm những áp lực tâm lý nặng nề, căng thẳng, vì gia đình, bè bạn không đủ hiểu biết để cảm thông cho họ, chỉ xem đó là sự mệt nhọc thông thường hoặc thậm chí là sự lười biếng nữa.

Trong số những người mắc bệnh đã được chẩn đoán xác định, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy hàm lượng magnesium trong các hồng cầu của máu thấp hơn mức bình thường. Một số yếu tố được xác định có thể là nguyên nhân làm giảm thấp lượng magnesium là: ít hoạt động thể lực, lo lắng nhiều, căng thẳng về tâm lý.

Như một biện pháp thăm dò, các nhà nghiên cứu tiến hành trị liệu với một nhóm 32 bệnh nhân. Trong đó có 15 người được tiêm magnesium sidphate vào bắp thịt mỗi tuần, liên tục trong 6 tuần. Nhóm 17 người còn lại không được cho biết chỉ được tiêm những liều thuốc giả, nghĩa là không có hoạt chất nào cả.

Sau đó, các nhà nghiên cứu ghi nhận kết quả là: những người được điều trị với magnesium đã trở nên sinh động hơn, có cảm giác tốt hơn và ít đau nhức hơn.

Một lượng magnesium trong tự nhiên cũng có thể được bổ sung vào có thể dễ dàng qua các loại thức ăn như: tôm biển, cá bơn, hầu hết các loại rau có lá xanh, các loại hạt có vỏ cứng, mộng lúa mì, đậu nành…

Triệu chứng suy nhược cơ thể gồm những gì?

Có thể dự đoán cơ thể có bị suy nhược hay không dựa vào các triệu chứng dưới đây:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu.
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ.
  • Nổi hạch lympho mềm.
  • Nhức đầu, khó ngủ.
  • Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức.
  • Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.
  • Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.
  • Thờ ơ và trầm cảm.
  • Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
  • Tính khí thất thường.
  • Giảm khả năng tình dục.

Những dấu hiệu thường gặp của người bị suy nhược cơ thể

  • Giảm cân đột ngột: Một trong những dấu hiệu thường gặp của tình trạng này đó là người bệnh sút cân. Nếu như bạn không trong giai đoạn ép cân mà đột nhiên cân nặng giảm mạnh thì bạn đừng chủ quan. Những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường thấy chán ăn, đồ ăn không ngon miệng và cơ thể cũng hấp thu được rất ít chất dinh dưỡng. Chính vì lý do này mà bạn bị sụt cân không thể kiểm soát. Xuất phát từ nguyên nhân trên, thể trạng người bệnh dần trở nên mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống. Tình trạng bệnh càng nặng thì những biểu hiện bên ngoài càng rõ rệt.
  • Thường xuyên mất ngủ: Khi cơ thể của con người mệt mỏi, kiệt sức thì tinh thần cũng trở nên bất ổn, uể oải. Trong lúc làm việc, bạn gần như không thể tập trung, mọi sinh hoạt hàng ngày và công việc đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh lý suy nhược cơ thể cũng là nguyên nhân chính khiến chúng ta bị mất ngủ, ngủ không sâu. Bởi vì hệ thần kinh chịu nhiều tác động từ cơ thể, chúng khiến cho bạn trở nên khó ngủ, ngủ được ít. Hệ quả là bạn càng mệt mỏi, uể oải hơn vào ban ngày, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
  • Da dẻ xấu hơn: Tình hình sức khỏe của con người thường được phản ánh khá rõ qua làn da, nếu như cơ thể bạn mệt mỏi hay suy nhược thì da sẽ sạm đi, mọc nhiều mụn và các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đó là do cơ thể mệt mỏi, kiệt sức làm rối loạn nội tiết, các dưỡng chất thiết yếu cho làn da không được sản sinh. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị suy nhược ăn uống rất kém, họ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho da. Vì thế, làn da mới sạm màu và hình thành nếp nhăn, nám,…

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Hiện nay, một số người vẫn còn khá chủ quan trước tình trạng bệnh kể trên nên không hề để tâm và tìm cách điều trị. Trên thực tế, nếu bạn không điều trị bệnh suy nhược cơ thể sớm thì sức khỏe và cuộc sống đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Như đã phân tích ở trên, cơ thể bị suy nhược tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, hậu quả đó là người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ. Họ rất hay quên những việc mình cần làm, những kiến thức mình cần học. Như vậy, chất lượng làm việc và học tập sẽ suy giảm đáng kể. Chính vì tình trạng nhớ nhớ, quên quên cho nên người bệnh thường mất tập trung khi làm bất cứ một việc gì. Thay vì làm việc họ lại dành thời gian lo lắng, nghĩ ngợi nhiều chuyện.
  • Ảnh hưởng đến tinh thần: Người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ, thiếu năng lượng trong cuộc sống, chịu nhiều áp lực công việc. Vì thế, tâm lý của họ thường bất ổn, không kiểm soát được cảm xúc và rất dễ bị kích động, cáu giận hoặc buồn vô cớ. Tình trạng suy nhược cơ thể nếu kéo dài có thể khiến bạn bị suy nhược thần kinh hoặc một số bệnh lý tâm thần khác. Như vậy bệnh suy nhược cơ thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Không thể phủ nhận rằng suy nhược cơ thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, sau khi vận động cơ thể dường như mất hết sức lực, năng lượng. Thậm chí, một số bệnh nhân còn thấy khó thở hoặc ngất xỉu trong khi làm việc, vận động. Những người bị suy nhược có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch rất cao. Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Quả thật tình trạng này rất nghiêm trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta, vì thế bạn không nên thờ ơ hoặc chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào. Một số người bị suy nhược cơ thể và sức khỏe sinh sản cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Cụ thể, phụ nữ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Còn người đàn ông sẽ gặp vấn đề khi quan hệ tình dục, thường xuất tinh sớm.

Như vậy, suy nhược cơ thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Mỗi chúng ta nên chăm sóc và yêu thương bản thân mình bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và tăng cường vận động thể dục thể thao. Hy vọng bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng để làm việc và tận hưởng cuộc sống.

Share
Tweet
Email
Pinterest
Bài trước
Bài sau

Xem thêm bài

dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết và cách xử lý

stress

Stress – một nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật

Bài xem nhiều

    Bài mới đăng

    • Các dạng viêm họng thường gặp
      Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xuất hiện …
    • Biến thể Delta plus AY.4.2
      Một biến thể Delta mới được ghi nhận là AY.4.2 (còn gọi là Delta …
    • Viêm phế quản cấp
      Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong …
    • Điều trị viêm xoang an toàn …
      Viêm xoang không phải là một dạng bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên …

    Sơ cấp cứu

    Hướng dẫn sơ cấp cứu cơ bản
    Copyright © 2022 Sơ cấp cứu
    Liên kết đối tác Hiệu năng Công nghệ - Truyện Tiếu lâm - Chia sẻ Thủ thuật

    Ad Blocker Detected

    website được duy trì bằng cách hiển thị quảng cáo khi bạn truy cập. Vui lòng tắt chương trình chặn quảng cáo của bạn. Cảm ơn rất nhiều <3

    Refresh