Bệnh viêm viêm nhiễm vùng chậu là bệnh lý hay gặp ở các bạn nữ dưới 25 tuổi và có ít hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn. Mỗi năm, hơn 1 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ mắc viêm nhiễm vùng chậu và hơn 100.000 phụ nữ vô sinh vì nguyên nhân này. Nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng là hậu quả của viêm nhiễm vùng chậu. Tín hiệu lạc quan đó là tỷ lệ bị viêm nhiễm vùng chậu đã giảm trong những năm gần đây do ngày càng nhiều phụ nữ chủ động đi xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu thường xuyên vì đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu.
Viêm nhiễm vùng chậu là bệnh gì?
Bệnh viêm viêm nhiễm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease-PID) là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan sinh sản của phụ nữ và nguyên nhân thường do quan hệ tình dục không an toàn. Đây là bệnh lý vô cùng hay gặp và cần được phát hiện, điều trị kịp thời bằng kháng sinh giúp nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng như áp xe vòi trứng, khó mang thai, vô sinh. Những quý ông cũng nên đọc, biết và cả điều trị cùng khi người bạn của mình bị PID.
Bệnh lậu và nhiễm chlamydia không được điều trị gây ra khoảng 90% các trường hợp PID, ngoài ra một số các nguyên nhân khác bao gồm sự phá thai, các thủ thuật vùng chậu, đặt dụng cụ tử cung hoặc nội tiết tố, quá trình sinh con. Quá trình thụt rửa ở phụ nữ ít liên quan đến việc bị PID.
Tiệu chứng của viêm viêm nhiễm vùng chậu như thế nào?
Các triệu chứng gợi ý mình đang bị viêm nhiễm vùng chậu bao gồm đau tức ở dạ dày hoặc vùng hạ vị, tiết dịch âm đạo bất thường với màu vàng hoặc màu xanh lá cây kèm mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, sốt nhẹ, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn kinh nguyệt….Khi có một hoặc nhiều những triệu chứng trên, chị em cần đến khám bác sỹ sản phụ khoa ngay để được thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu chị em đang bị PID cần chia sẻ với đối tác tình dục của mình để cùng điều trị nhé, vì nếu không chị em có thể sẽ bị tái nhiễm khi tiếp tục quan hệ tình dục với bạn đời chưa được điều trị.
Ngăn ngừa, dự phòng bệnh viêm viêm nhiễm vùng chậu bằng cách nào?
- Hạn chế bạn tình
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su
- Vệ sinh sạch sẽ đặc biệt sau khi QHTD.
- Nên hạn chế thụt rửa quá nhiều và quá sâu vào cơ quan sinh dục (vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào sâu trong cơ quan sinh sản)
- Lưu ý các dấu hiệu gợi ý bệnh để chủ động phát hiện, điều trị sớm
- Khám sản phụ khoa định kỳ 6 tháng-1 năm/1 lần
- Dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng
- Chỉ QHTD trở lại sau khi chữa lành PID ít nhất 1 tuần.
Hiện nay rất nhiều chị em, đặc biệt là các bạn nữ trẻ tuổi chưa tìm hiểu/chưa biết về những bệnh lý cũng như những thông tin khác liên quan đến sức khoẻ sinh sản như tình dục an toàn, khám sàng lọc tiền hôn nhân, khám sàng lọc và tiêm phòng trước khi sinh con, khám sàng lọc trước sinh, chăm sóc sinh sản phái nữ, bệnh lý di truyền liên quan giới tính, học làm cha mẹ…